Công nghệ mã vạch là làn sóng đang phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng phổ biến trong đa dạng lĩnh vực. Mã vạch luôn phát triển ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Nhận thấy những nhược điểm khi sử dụng tem nhãn dán trong lĩnh vực y tế, quân sự, phụ tùng ô tô,... nên công nghệ mã vạch DPM đã được phát triển nhằm giải quyết những vấn đề đang tồn tại. Cùng Hà Phan tìm hiểu về loại mã vạch này qua bài viết dưới đây nhé!!!!

Mã vạch DPM là gì?
Mã vạch DPM (Direct Part Marking) được hiểu là mã vạch có hình ảnh được hiển thị vĩnh viễn trên đối tượng định danh nhờ khắc đánh dấu từng phần trực tiếp lên đối tượng. Thường thời gian “vĩnh viễn” của mã vạch trên các đối tượng sẽ phụ thuộc vào điều kiện môi trường làm việc, thời gian là 30 năm với các sản phẩm trong vũ trụ hay vài năm với các thiết bị y tế, viễn thông.

Mã vạch nào được sử dụng trong DPM
Data Matrix là loại mã vạch được lựa chọn ứng dụng trọng khắc vĩnh viễn bởi:
-
Data Matrix Code cung cấp rất nhiều mã sửa lỗi đảm bảo thông tin phản hồi về chính xác dù bề mặt mã bị hỏng.
-
Mã hóa được lượng dữ liệu lớn trung bình khoảng 2000 kí tự với diện tích hiển thị nhỏ.
-
Dữ liệu phản hồi theo hai chiều.
Ứng dụng của công nghệ mã vạch Direct Part Marking
Được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực với các chức năng khác nhau để phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp như:
-
Ghi nhận tỷ lệ hư hỏng, lịch sử bảo trì, tỷ lệ hỏng hóc từ đó đưa ra các phương án thay thế linh kiện máy quan trọng.
-
Theo dõi đối tượng trong chuỗi cung ứng (dược phẩm) đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm sự tràn lan của hàng giả.
-
Định danh các thiết bị cấy ghép, hỗ trợ cung cấp thông tin chính xác cho hồ sơ y tế điện tử (EMR).
Những lĩnh vực đang ứng dụng mã vạch DPM là:
Mã vạch Direct Part Marking có thể tạo trên nhiều vật liệu như: kim loại, thủy tinh, cao su, nhựa, da.
Công nghệ in mã vạch DPM
Hiện nay thị trường thường sẽ sử dụng công nghệ in Dot-peen hoặc laser để tạo mã vạch DPM.
Công nghệ in DOT-PEEN
Công nghệ này tạo thông tin bằng các chấm nhỏ lên bề mặt vật liệu mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu của kim loại, tạo ra hình ảnh có phần rõ nét hơn nhưng chi phí đầu tư cho công nghệ này khá cao.
Công nghệ in LASER
Sử dụng các chùm tia laser hội tụ lại một điểm đốt cháy bề mặt hoặc điểm cần tác động để tạo hình ảnh. Công nghệ này thường được sử dụng nhiều bởi khả năng in ấn trên nhiều chất liệu và còn tạo ra các mã vạch dễ đọc được bởi máy quét mã vạch.
Lưu ý khi ứng dụng công nghệ mã vạch DPM
Mã vạch DPM nổi bật nhờ khả năng mã hóa dữ liệu lớn với kích thước nhỏ và độ bền cao nhưng chi phí để đầu tư cho công nghệ này khá cao. Vì thế trước khi quyết định ứng dụng DPM hãy xem xét kỹ lưỡng các điều kiện sau:
-
Mặt hàng cần định danh có không gian in nhỏ đến cực nhỏ không thể sử dụng tem nhãn dán thông thường.
-
Phải tiếp xúc với các điều kiện môi trường mà nhãn thông thường không chịu được.
-
Cần theo dõi trong suốt vòng đời của sản phẩm để nhận dạng hoặc xem dữ liệu về nó.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến công nghệ mã vạch DPM. Mong sẽ giúp ích đến bạn khi cần thiết. Tuy nhiên, để được tư vấn thêm nhiều hơn vui lòng liên hệ hotline 0978211534. Hà Phan chuyên cung cấp các dòng máy quét, đầu đọc mã vạch chính hãng 100%, cam kết chất lượng và giá tốt nhất đến khách hàng.