Data matrix cùng QR code là hai đại diện tiêu biểu cho mã vạch 2D được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Mã QR code gần gũi hơn với chúng ta bởi nó được ứng dụng nhiều trong những sản phẩm và hoạt động sống thường ngày. Còn đối với Data Matrix code được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp. Nên có thể bạn chưa hiểu rõ về loại mã vạch này.Cùng theo dõi bài viết dưới đây Hà Phan sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về loại mã vạch này nhé!!!

Khái niệm Data Matrix code
Data matrix còn gọi là mã vạch ma trận, là một loại mã vạch 2D (tức mã vạch hai chiều) gồm những module đen và trắng xen lẫn nhau, được sắp xếp trong một hình vuông. Bề ngoài data matrix khá giống với mã QR nhưng độ bảo mật ưu việt hơn hẳn.
Loại mã vạch này thường xuất hiện ở dạng hình vuông và hình chữ nhật. Lượng dữ liệu tối đa Datamatrix có thể mã hóa lên đến 1556 byte cho phép lưu trữ tới 2335 cả ký tự chữ và số.
Tất cả ma trận Data Matrix đều sẽ có hai đường liền kề nhau tạo thành hình chữ L với chức năng định vị và định hướng biểu tượng. Bên trong mã vạch này còn có các ô hay modun đen trắng xen kẽ nhau và ô màu trắng sẽ đại diện cho số 1, ô màu đen đại diện cho số 0 hoặc ngược lại. Dữ liệu được mã hóa sẽ tương ứng với mật độ các ô trong mã vạch.

Thông số kỹ thuật của Data Matrix Code
Data Matrix ECC 200
Đây là phiên bản mới của Data Matrix được dùng cho mã Reed - Solomon để phục hồi lỗi và xóa. ECC 200 cho phép tái tạo lại toàn bộ chuỗi dữ liệu được mã hóa khi biểu tượng bị hư hỏng khoảng chừng 30%. Datamatrix ECC 200 có ký tự lỗi ít hơn 1 trong 10 triệu ký tự được quét.
Những kí hiệu có số cột và số hàng chẵn hầu hết các biểu tượng là hình vuông với kích thước từ 10x10 đến 144x144. Tuy nhiên, một số biểu tượng là hình chữ nhật với kích thước từ 8x18 đến 16x48 (chỉ các giá trị chẵn). Tất cả các ký hiệu sử dụng sửa lỗi ECC 200 có thể được nhận dạng bởi mô-đun góc trên bên phải giống với màu nền (nhị phân 0).
Điểm mới giúp phân biệt các ký hiệu ECC 200 với phiên bản trước đó là:
-
Ký hiệu đọc ngược ( hình ảnh sáng trên nền tối)
-
Đặc điểm kỹ thuật của bộ ký tự (thông qua Extended Channel Interpretation)
-
Biểu tượng hình chữ nhật.
-
Phần phụ có cấu trúc (mã hóa lượng dữ liệu lớn hơn với liên kết tối đa 16 ký tự).
Data Matrix ECC 000-140
Những phiên bản cũ hơn của Data Matrix là ECC 000, ECC 050, ECC 080, ECC 100, ECC 140. ECC140 sử dụng mã sửa lỗi dựa trên tích chập thay vì sử dụng các mã Reed Solomon. Khả năng sửa lỗi của mỗi loại từ đó cũng sẽ khác nhau. Để phát hiện lỗi tại thời điểm giải mã, ngay cả với ECC 000, mỗi phiên bản đều sẽ mã hóa kiểm tra dự phòng theo chu kỳ (CRC) trễn mẫu bit. Vị trí của mỗi bit trong mã được xác định bởi các bảng vị trí bit có trong đặc điểm kỹ thuật.
Ở các phiên bản cũ hơn số lượng mô-đun luôn là số lẻ và có thể được tạo với kích thước từ 9x9 đến 49x49. Tất cả các ký hiệu sử dụng ECC 000 đến 140 được nhận dạng bởi mô-đun góc trên bên phải là nghịch đảo của màu nền (nhị phân 1).
Theo ISO/ IEC 16022, thì ECC 000-140 chỉ nên được sử dụng trong các ứng dụng kín khi một bên duy nhất kiểm soát cả việc sản xuất và đọc cách ký hiệu và chịu trách nhiệm về hiệu suất tổng thể của hệ thống.
Đánh giá ưu- nhược điểm của mã vạch Datamatrix
Ưu điểm của mã vạch Data Matrix
-
Tự động sửa lỗi sai: Datamatrix code có cơ chế tự động sửa lỗi để bảo toàn dữ liệu khi được quét bởi máy quét mã vạch chuyên dụng dù bề mặt tem nhãn đã bị tổn thương có thể lên đến 30%.
-
Datamatrix code được đọc ở độ tương phản 20% nên được ứng dụng làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng hay trên các tem nhãn có bề mặt tương phản thấp.
-
Không cần căn chỉnh vẫn cho phép đọc thông tin từ nhiều hướng.
Nhược điểm của mã vạch Data Matrix code
Mã vạch Data Matrix chỉ được giải mã bởi máy đọc mã vạch 2D do sự phức tạp trên toàn diện tích của mã dẫn đến tăng chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.
Tuy vậy mã vạch 2D đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ nên việc trang bị thêm các công nghệ quét tương ứng là hoàn toàn cần thiết.
>>>> Có thể bạn quan tâm: KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ ỨNG DỤNG CỦA MÃ VẠCH PDF-417
>>>> Có thể bạn quan tâm: So sánh mã EAN-13 và mã UPC-A cùng những điều bạn cần biết về 2 loại mã vạch này
Tại sao nên lựa chọn data matrix code?
-
Datamatrix code có kích thước chỉ 10x10 mô-đun nên được sử dụng trên những sản phẩm có kích thước rất nhỏ là hoàn toàn phù hợp.
-
So với các mã vạch 2D khác thì Data Matrix có tỷ lệ sửa lỗi vượt trội hơn.
-
Độ bảo mật cao và có khả năng phục hồi dữ liệu khi mã bị hỏng.
Mong bài viết sẽ mang đến những thông tin bổ ích về mã vạch Data Matrix đến bạn. Nếu có những thắc mắc hay có nhu cầu về lĩnh vực barcode hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Hà Phan với đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tâm sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng.